Buộc dây giày đúng cách và 10 kiểu buộc giầy đẹp

Cập nhật ngày: 19/12/2016

Tag: cách buộc dây giày thể thao

 

Hồi bé ai cũng rất vất vả mới có thể buộc được dây giày. Giày dán velcro được nhiều ông bố bà mẹ ưa chuộng do tiện dụng, chỉ kéo ra và dán vào là xong, rất tiện cho trẻ em.

Khi lớn, đây là một kỹ năng mà gần như ai cũng nghĩ mình rất thành thạo nhưng sự thật không phải như vậy đâu. Chúng tôi dám chắc rằng, nhiều người chưa biết cách buộc dây giày đúng cách. Cũng như chắc rằng nhiều bạn đang ngồi đọc bài viết này cũng chưa biết cách buộc dây giày đúng cách.

Chắc hẳn có nhiều lúc, bạn thấy dây giày hay bị tuột, có người nghĩ do dây giày trơn dễ tuột, không phải như vậy. Đó là do chúng ta thắt nút sai, làm dây giày dễ tuột.

Nếu buộc không đúng cách dây giày sẽ bị lỏng, dễ tuột và không đẹp. Khi xỏ giày vào chân, nơ buộc sẽ tự hướng theo chiều dọc của giày, trông rất xấu. Buộc đúng cách sẽ chắc chắn và đẹp hơn nhiều, vì nơ buộc vuông góc theo chiều dọc của giày.

Khi buộc sai, nút buộc sẽ bị lỏng, nơ hướng dọc theo giày trông rất xấu

 

Để buộc đúng chúng ta phải dùng nút dẹt (Reef knot hay Square knot), buộc sai cách là nút bò (Granny knot). Nút dẹt là nút dây phổ biến nhất thế giới.

Nút bò được phát hiện do cách làm sai của nút dẹt vì khi làm xong nó có hình thù giống như cái sừng bò. Nút bò lỏng hơn, dễ tuột hơn.

 

Giữa nút dẹt và nút bò, để phân biệt dễ dàng bạn nên nhớ sau khi hoàn thành đối với nút dẹt một bên có cả hai đầu dây cùng nằm trên; một bên có cả hai đầu dây cùng nằm dưới (cùng phía).

Ngược lại, nút bò, ở mỗi bên lại có một sợi nằm trên và một sợi nằm dưới.

Nút dẹt: Hai đầu dây nằm cùng bên. Một bên hai đầu dây cùng nằm trên, bên kia cả hai đầu dây cùng nằm dưới.

Nút bò: Hai đầu dây nằm 2 bên, một sợi nằm trên và một sợi nằm dưới.

Các bước để buộc đúng cách (1)

Các bước để buộc đúng cách (2). Các bạn sẽ để ý thấy cả 2 đầu của sợi màu đỏ đều nằm trên sợi dây màu trắng. Và 2 đầu của sợi màu trằng nằm dưới sợi dây màu đỏ.

 

Rất đơn giản các bạn ạ, chỉ cần tập vài lần là quen ngay thôi!

 

Dưới đây là 10 cách buộc giầy đơn giản và đẹp các bạn cùng tham khảo nhé.

1.    Cách thắt dây giày kiểu buộc chéo đơn giản

Dây được lồng theo đường chéo, từ lỗ xâu ở má bên nọ sang lỗ xâu ở má bên kia, đây là kiểu thắt dây giày đẹp đơn giản nhất. Các bạn có thể xỏ dây theo hướng dẫn qua hình ảnh dưới đây

2.    Cách cột dây giày kiểu display phổ biến

Đây có lẽ là phương pháp phổ biến nhất và sử dụng nhất bởi sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế.

Với phương pháp này, các bạn có thể thắt dây như sau:

Nếu giày bạn có các cặp lỗ là số chẵn thì xâu dây từ trong ra ngoài hai lỗ dưới cùng.
Nếu giày bạn có các cặp lỗ là số lẻ thì xâu dây từ ngoài vào trong hai lỗ dưới cùng.
Ở mỗi cặp dây ta xâu luân phiên, xâu từ ngoài vào thì tiếp theo xâu từ trong ra (hoặc người lại).Lặp lại cho đến khi hoàn tất.

Những ưu điểm của cách cột dây giày kiểu display:

Nhìn truyền thống.
Cột giày nhanh, dễ, tiện lợi, đơn giản.
Thoải mái.

Ghi chú:

Kiểu thắt giày đan chéo này nó là một phương pháp ưa thích của đa số người vì sự thoải mái, bạn muốn giày của bạn chặt hơn hay lỏng ra là do độ căng của các dây chéo. Do đó ở 2 lỗ đầu tiên (là 2 lỗ gần với ngón chân nhất) không nên thắt chặt quá.

3.    Cách buộc dây giày kiểu thiếu sót

Sự thay đổi này đơn giản đó là bỏ qua một đường xâu dây chéo để tạo ra khoảng cách cho các lỗ xâu làm điểm nhấn cho đôi giày của bạn hoặc bỏ qua một khu vực nhạy cảm trên mu bàn chân hoặc mắt cả chấn để tăng độ linh hoạt.

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên trong (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Tại mỗi cặp dây giày, xâu dây từ trong ra ngoài hai bên lỗ.Lặp lại cho đến khi kết thúc là khu vựa ta muốn để ra khoảng cách.
Tại khu vực muốn để ra khoảng cách ta xâu dây đi theo 2 bên lỗ (chứ không phải xâu chéo lỗ nữa ha)
Qua khu vực muốn để khoảng cách ta lại xâu chéo như lúc đầu cho đến khi hoàn tất.

Ưu điểm:

Giảm áp lực cho dây đi song song nhau trong giày.
Cho phép dây.
Với cách thắt dây kiểu này có thể bạn nhìn hơi lộn xộn, tuy nhiên phương pháp này lại rất có điểm nhấn.

Ghi chú:

Các bạn lưu ý khoảng cách không nhất thiết phải là ở giữa của các lỗ như thể hiện trong hình ảnh, bạn có thể thay thế vị trí bất cứ nơi nào cần thiết.

4.    Cách thắt dây giày kiểu thẳng của người châu Âu

Đây cũng là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến trong Quân đội Việt Nam.

Cách thắt được thực hiện như sau:

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên ngoài (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Bên trái (màu xanh) kết thúc qua đường chéo bên trong, sau đó thẳng qua bên ngoài.
Bên phải (màu vàng) kết thúc qua đường chéo bên trong ở một góc độ dốc hơn, sau đó thẳng qua bên ngoài.
Thay thế bên trái và bên phải cho đến khi hoàn tất.

Ưu điểm của kiểu thắt dây thẳng:

Độ chặt ché và an toàn luôn được đảm bảo giúp bạn có thể thoải mái vận động…

Ghi chú:

Khi thắt dây giày kiểu này, có thể sẽ còn thừa khoảng 3% độ dài của dây giày.

5.    Cách thắt dây giày ở các cửa hàng giày

Đây là cách thắt mà các bạn sẽ hay gặp ở các cửa hàng giày vì nhiều loại giày khi được sản xuất từ nhà máy chuyển đến nơi bán đã được thắt sẵn kiểu này.Thông qua các lỗ xâu dây thì một đầu chạy lên phía trên (bên trong giày) trong khi đầu kia thì chạy

Cách thắt:

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên trong (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Bên trái (màu xanh) chạy bên trong giày và ra ngoài qua lỗ trên cùng bên phải.
Bên phải (màu vàng) chạy bên trong ra ngoài qua lỗ thứ 2 dưới cùng bên trái.Lặp lại cho đến khi hoàn thành.

Ưu điểm:

Cột giày nhanh, dễ, tiện lợi.
Dây còn thừa sau khi thắt xong khá ngắn, với loại dây giày ngằn thừa khoảng 5% của dây.

Ghi chú:

Những chiếc giày bên phải có thể thắt ngược lại với giày bên trái (phản chiếu nhau) để khi nhìn chúng ta thấy nó đối xứng nhau sẽ bắt mắt hơn.

6.    Cách thắt dây giày kiểu thẳng

Đây cũng là một kiểu thắt giày rất nổi tiếng, nó được gọi như là thời trang của giày và đối với giày converse thì đây cũng không phải là một ngoại lệ.Hình thắt bắt mắt, gọn gàng ngoài ra còn có tác dụng làm giảm áp lực lên 2 bên sườn trên cùng của bàn chân.

Cách thắt:

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên ngoài (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Bên trái (màu xanh) chạy thẳng lên trên bên trong, sau đó chạy thẳng sang bên lỗ đối diện.
Cả hai đầu dây chạy thẳng lên trên bên trong, mỗi dây lần lượt bỏ qua một lỗ giày và mới nổi lên ở lỗ xâu giày kế tiếp.
Cả hai đầu giây tiếp tục thẳng qua bên ngoài và vào trong lỗ xâu dây đối diện cho đến khi hết lỗ.

Ưu điểm của cách thắt dây kiểu thẳng:

Tiện lợi.
Thoải mái.
Nhìn gọn gàng.
Dây còn thừa khoảng 28% độ dài của dây giày.

Ghi chú:

Kiểu thắt này chỉ xài được một cách chính xác trên giày có tổng các cặp lỗ là số chẵn ( ví dụ : 6 cặp = 12 lỗ xâu , 8 cặp = 16 lỗ xâu ). Điều này là do dây phải vượt qua số lần chẵn các lỗ xâu để hoàn thành việc xâu dây.
Với giày có tổng các cặp lỗ là số lẻ ( ví dụ 7 cặp = 14 lỗ xâu dây ), dây xâu kết thúc theo đường chéo đối điện ở lỗ trên cùng của giày.
Mặc dù có hạn chế này thì thắt dây giày kiểu thẳng này vẫn rất phổ biến.

7.    Cách xỏ dây giày kiểu thẳng đơn giản

Cách thắt:

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên ngoài (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Bên trái (màu xanh) xâu dây chạy thẳng ở bên trong lên lỗ trên cùng của giày, sau đó xâu thẳng ra bên ngoài.
Đầu còn lại bên phải ( màu vàng ) xâu dây chạy thẳng lên ở bên trong và ra ngoài ở lỗ ngay phía trên liền kề.
Sau đó xâu tiếp dây (màu vàng) từ ngoài vào trong lỗ đối diện. Lặp lại cho đến hết.

8.    Cách xỏ dây giày để đi bộ đường dài hoặc đi xe đạp

Cách thắt:

Bắt đầu thẳng qua bên trong (phần màu xám) và thông qua 2 lỗ xâu dây ở dưới cùng .
Bên trái (màu xanh) xâu dây chạy thẳng lên ở bên ngoài, sau đó thẳng qua bên trong lỗ đối diện.
Cả hai đầu dây chạy thẳng lên ở bên ngoài, mỗi đầu dây bỏ qua 1 lỗ ngay phía trên kế tiếp và đi vào lỗ tiếp theo.
Cả hai đầu dây tiếp tục thẳng ở bên trong và ra ngoài qua lỗ xâu dây đối diện.
Lần lượt chạy từng dây lên ở bên ngoài,rồi lại đi dây bên trong lỗ đối diện cho đến khi 2 lần lượt đi qua lỗ trên cùng (màu xanh) và lỗ thứ 2 trên cùng (màu vàng).

Ưu điểm:

Dây chạy ngang ra ngoài giúp giảm áp lực cho chân và giày.
Trông lộn xôn, không gọn gàng.
Dây còn thừa khoảng 28% độ dài của dây giày.

9.    Cách thắt dây giày sawtooth hình răng cưa

Cách thắt:

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên ngoài (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Bên trái (màu xanh) chạy thẳng lên trên bên trong, sau đó thẳng qua bên ngoài.
Bên phải (màu vàng) chạy dây ở bên trong và chéo lên lỗ ngay trên lỗ đối diện (như hình), sau đó thẳng ra bên ngoài.
Lặp lại cách xâu 2 dây cho đến khi có một đầu đi qua lỗ trên bên trái trên cùng.
Đầu còn lại chạy thẳng lên trên bên trong và ra ngoài qua lỗ gắn trên bên phải trên cùng.

Ưu điểm :

Dễ dàng thắt chặt hay nới lỏng.
Dây còn thừa khoảng 12% độ dài của dây giày.

Ghi chú :

Những chiếc giày bên phải có thể thắt ngược lại với giày bên trái (phản chiếu nhau) để khi nhìn chúng ta thấy nó đối xứng nhau sẽ bắt mắt hơn.

10. Cách buộc dây giày kiểu tia chớp

Nó được đặt tên như vậy bởi vì các phần góc cạnh được tạo ra giống như một tia chớp, cộng với nó là kiểu thắt rất nhanh. Các dây chạy chéo ở bên ngoài và chạy theo chiều dọc ở bên trong giày.

Cách thắt:

Bắt đầu xâu dây thẳng từ bên trong (phần màu xám) thông qua hai lỗ xâu dây dưới cùng.
Bên trái (màu xanh) cho dây chạy bên ngoài giày theo đường chéo lên lỗ trên cùng bên phải của giày.
Bên phải (màu vàng) cho dây chạy bên ngoài giày, chạy chéo lên trên đi vào lỗ ngay trên lỗ thứ nhất. Sau đó đi dây ở bên trong giày thẳng lên lỗ ngay trên và đi ra ngoài.
Bên trái (màu xanh) đi dậy chạy chéo xuống và ra bên ngoài lỗ thấp hơn tiếp theo, sau đó đi dây ở bên trong giày và đi ra ngoài qua lỗ ngay trên.
Lặp lại lần lượt các bước cho đến khi hết thúc.

Ưu điểm:

Nhìn lạ mắt.
Thắt khá nhanh.
Tận dụng được gần hết chiều dài của dây giày.

 

Hãy chọn cho mình một cách buộc dây giày ưng í nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: sưu tầm



Tin mới nhất cùng chuyên mục: